Giáo án và bài giảng bài thơ "Hoa đào hoa mai
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ “HOA ĐÀO- HOA MAI”
I. Yêu cầu:- Treû hiểu nội dung, thuoäc và đọc diễn cảm bài thơ “Hoa đào- hoa mai ”
- Biết làm động tác minh họa theo lời bài thơ “Hoa đào- hoa mai”
- Phát triển vốn từ mới, mở rộng hiểu biết cho trẻ qua các từ khó “ hội tụ”, “ hai phương trời” mà trẻ chưa biết trong bải thơ
- Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, thiết tha của bài thơ.
- Trẻ nhận biết các chữ số đã học và trả lời được câu hỏi, bài hát, bài thơ thông qua trò chơi ô số bí mật.
- Trẻ tham gia dán hoa, in hoa bằng vân tay, gói bánh chưng, bánh tét khéo léo khi tham gia trò chơi
- Trẻ bieát yeâu vẻ đẹp rực rở của hoa đào, hoa mai thể hiện lòng vui sướng khi mùa xuân đến.
- Giáo dục trẻ không được hái hoa, ngắt lá, bẻ cành và phải biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây để hoa nở đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử.
- Nhạc không lời: Bánh chưng xanh, Ngày tết quê em,...
- 3 ô số (phía sau các ô số là câu đố, hình ảnh bài thơ, nhạc không lời bài hát
“ Bánh chưng xanh”)
- Mũ cho 3 đội: hoa đào, hoa cúc, hoa mai
- Tranh cành đào, cành mai, bánh chưng, bánh tét cho trẻ chơi trò chơi
- Hoa mai, hoa đào, mực in, keo dán, giấy màu.
III. Tiến hành
- Hoạt động 1: Ai thông minh hơn!
- Dẫn dắt trẻ cùng cô tiên mùa xuân tham gia hội thi “ Bé yêu mùa xuân”
- Giới thiệu hội thi trải qua 3 vòng thi:
+ Vòng thứ nhất: Ai thông minh hơn?
+ Vòng thứ hai: Bé yêu thơ
+ Vòng thứ ba: Ai khéo hơn ai?
- Vòng thi thứ nhất: Cho trẻ chia làm 3 đội chơi trò chơi “Ô số bí mật”. Cô mời đại diện của mỗi đội chọn ô số mình thích, cô sẽ mở ô số tương ứng trên màn hình. Cho 3 đội cùng nhau thảo luận để tìm câu trả lời theo yêu cầu phía sau ô số. Khi hết thời gian đội nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời.
- Đội nào trả lời đúng cô tiên mùa xuân sẽ tặng 1 phần quà
- Cho trẻ nhìn lên màn hình xem 1 số hình ảnh: mâm ngũ quả ngày tết, bánh mứt, hội chợ hoa xuân.
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Hoa đào-hoa mai”.
- Hoạt động 2: Bé yêu thơ
- Cô tóm nội dung bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào, hoa mai. Cả hai loại hoa đều nở vào mùa xuân làm cho mùa xuân thêm vui và tươi đẹp ở cả hai miền Nam- Bắc.
- Cho trẻ đọc thơ kết hợp hình ảnh trên máy.
- Giải thích từ khó “hội tụ”, “ hai phương trời”
- Đàm thoại về nội dung bài thơ:
+ Bài thơ vừa đọc có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Bài thơ nói về những loại hoa gì?
+ Ai biết gì về hoa đào?
+ Hoa mai là hoa như thế nào?
+ Khi mùa xuân sang thì hoa đào và hoa mai sẽ như thế nào?
+ Vậy muốn có hoa đào, hoa mai thì hàng ngày mọi người phải làm gì?
- GD trẻ: Hoa đào, hoa mai đều rất đẹp vì vậy các con không được hái hoa, ngắt lá, bẻ cành và cần phải chăm sóc tưới nước cây để hoa nở đẹp.
- Cô và trẻ đọc thơ kết hợp động tác minh họa.
- Cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhóm bạn trai đọc thơ, nhóm bạn gái làm động tác minh họa ( ngược lại).
+ Cho 3 đội đọc nối đuôi.
+ Cho trẻ di chuyển đội hình vòng cung đọc thơ theo hiệu lệnh to- nhỏ của cô.
- Dẫn dắt bước vào vòng thi thứ 2: “ Bé yêu thơ”
+ Mời lần lượt từng đội lên biễu diễn kết hợp làm động tác minh họa
+ Mời đại diện cá nhân mỗi đội lên đọc thơ
- Cô nhận xét và tặng quà cho 3 đội.
- Hoạt động 3: Ai khéo hơn ai?
- 3 đội sẽ thi đua tạo ra những bức tranh thật đẹp về cành đào, cành mai và gói thật nhiều bánh chưng, bánh tét.
+ Đội hoa mai: gói bánh chưng, bánh tét
+ Đội hoa cúc: In vân tay tạo thành những bông hoa đào, hoa mai
+ Đội hoa đào: dán hoa đào, hoa mai
- Trẻ thực hiện trên nền nhạc không lời.
- Cô quan sát 3 đội thực hiện
* Cho trẻ trình diễn những sản phẩm mình làm được dưới nền nhạc không lời :
“ Ngày tết quê em”
- Cô nhận xét kết hợp tặng quà.
* Nhận xét kết quả qua 3 vòng thi của 3 đội.
Xem bài giảng tại đây!